– Không phơi nắng trong những giờ cao điểm nắng nóng mặt trời (từ 10h-16h)- Tránh các hoạt động gắng sức trong thời tiết nóng
– Không bù nước bằng bia, rượu hoặc các thức uống có cồn, có gas. Vì chất cồn có tính lợi niệu, sẽ làm cơ thể mất nước thêm.
– Tuyệt đối không để trẻ em hoặc vật nuôi trong xe hơi đóng kín cửa dưới trời nắng.
2. CHÁY NẮNG (BỎNG NẮNG)
Cháy nắng là vùng da đỏ, đau và có cảm giác nóng khi chạm vào. Nó thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời. có thể gây các tổn thương da cấp tính, gọi là bỏng nắng, và tiềm ẩn nguy cơ ung thư da sau này.Các triệu chứng của cháy nắng:
– Da trở nên ửng đỏ, sờ thấy nóng và đau rát
– Sau vài ngày lớp da ngoài cùng chết và bong tróc ra, có thể thành tứng mảng.
– Các vết rộp da (bóng nước) có thể xuất hiện, khi vỡ có thể gây nhiễm trùng da.
– Có thể kèm theo các triệu chứng của say nắng nói trên.Lưu ý: việc ngâm mình trong nước dưới trời nắng còn làm da dễ bỏng nắng hơn.
3. RỐI LOẠN TIẾU HÓA
Đôi khi, bằng cảm quan thông thường rất khó đánh giá chất lượng thực phẩm trước khi chúng ta ăn, và càng khó biết rằng liệu chúng ta có thể bị rối loạn tiêu hóa sau khi ăn hoặc uống loại thực phẩm đó hay không. Các triệu chứng thường gặp rối loạn tiêu hóa là đau bụng quặn từng cơn, tiêu chảy, nôn mửa, đôi khi sốt cao. Triệu chứng nặng và kéo dài có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải và thậm chí có thể tử vong nếu nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng.
* NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM NÊN LÀM
– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hay khi chuẩn bị thức ăn/ ăn uống
– Nên ăn chín, uống sôi. nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn.
– Đi khám bệnh nếu có các dấu hiệu sau:
+ Tiêu chảy hoặc nôn ói quá nhiều lần, nặng nề, hoặc kéo dài nhiều ngày.
+ Cảm giác mệt lã, khát nước nhiều, chóng mặt hoặc choáng váng: cơ thể đang bị mất nước nhiều.
+ Trong phân có lẫn chất nhầy hoặc máu
+ Cảm giác đau bụng nhiều
+ Có sốt
KHÔNG NÊN
– Nhịn ăn ăn hoặc uống vì sợ bị ói ra hoặc tiêu chảy nhiều hơn? cơ thể đang bị mất nhiều nước và chất điện giải (Natri, Kali, Clor) qua phân hoặc chất nôn, việc uống nhiều nước hơn những ngày thường và tiếp tục những khẩu phần ăn vệ sinh, đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể chống chọi tốt và dễ dàng vượt qua bệnh. Lời khuyên là sau mỗi lần đi tiêu chảy, bạn nên uống lại khoảng 200-250 mL nước chín. Nếu bị nôn ói nhiều, hãy uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần, cho đủ lượng nêu trên.
– Tự ý uống thuốc cầm tiêu chảy: nếu các chất độc tố, vi khuẩn xấu trong ruột không được đào thải ra ngoài sớm, có thể gây ra nhiễm trùng nhiễm độc rất nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng.
Say nắng, cháy nắng và rối loạn tiêu hóa, là những vấn đề sức khỏe thường gặp khi đi du lịch vào mùa hè nắng nóng. Việc chủ động phòng ngừa bệnh là việc làm cần thiết nhưng đôi khi cũng không hoàn toàn bảo vệ chúng ta. Việc nắm rõ kiến thức về bệnh và nhận diện sớm các triệu chứng bất thường để giải quyết nguyên nhân, can thiệp điều trị sớm là hết sức quan trọng.
————————————–Chuyên khoa Nội Tổng Quát
Columbia Asia Vietnam
Khoa Nội Tổng quát cung cấp dịch vụ điều trị nội trú, ngoại trú và kiểm tra sức khỏe tổng quát các bệnh.tim mạch, hô hấp, nội thần kinh, nội tiết, tiêu hóa & gan mật… Bác sĩ nội khoa cũng sẽ kết hợp với các bác sĩ chuyên khoa khác như Ngoại khoa, Sản phụ Khoa để đem lại kết quả điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.