Tải Game Vic88 Vip Trên iOS, APK Phiên Bản Mới Nhất

 

Ngày nay các giải thi đấu thể thao quốc tế quan trọng như tennis, bóng đá, bóng chuyền… thường sử dụng các thiết bị công nghệ IOT hỗ trợ công tác trọng tài như VAR (Video Assistant Referee), Mắt diều hâu (Hawk-Eye), Quả bóng thông minh (Smart ball), Công nghệ đường gôn GLT (Goal-Line Technology)…
Nhân dịp Xuân Nhâm Dần chúng ta hãy dành thời gian tìm hiểu về chuyển đổi số ứng dụng trong các môn thể thao đang lôi cuốn hàng triệu khán giả trên toàn thế giới.
Chuyển đổi số thâm nhập và mọi lĩnh vực đời sống

Ngày nay chuyển đổi số đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế xã hội từ tổ chức hành chính, giao thông đô thị đến các hoạt động sản xuất, dịch vụ… Trong lĩnh vực giải trí các hoạt động biểu diễn ca nhạc, sân khấu đến thi đấu thể thao… công nghệ số giúp thế giới trở nên phẳng, các bản tin thể thao, bản tin các liên hoan phim, cuộc thi hoa hậu… lôi cuốn hàng triệu khán giả khắp các lục địa làm cho đời sống xã hội thêm phong phú đầy màu sắc.
Trong bài này chúng tôi sẽ chỉ giới hạn ở khía cạnh công nghệ số hỗ trợ trọng tài trong các giải thi đấu thể thao quan trọng, nhất là trong môn thể thao vua – bóng đá. Ta đều biết trọng tài là người cầm cân nẩy mực, đóng vai trò quan trọng đối với kết quả các trận đấu. Dù có trình độ cao, có công tâm nhưng vì diễn biến của trận đấu rất nhanh, góc quan sát của trọng tài bị giới hạn nên công tác trọng tài luôn bị phàn nàn. Công nghệ số là phương tiện tuyệt vời có thể hỗ trợ cho trọng tài trong các quyết định của mình, vì thế từ lâu ý tưởng đưa công nghệ số hỗ trợ công tác trọng tài đã được chú ý. Ta hãy điểm qua các công nghệ số được phát triển và ứng dụng trong các giải thi đấu thể thao.
Các công nghệ số hỗ trợ thi đấu thể thao
Hệ thống Mắt diều hâu (Hawk-Eye)
Hệ thống Hawk-Eye (Mắt diều hâu) được công ty Hawk-Eye Innovations Ltd nước Anh đưa vào từ năm 2001. Đầu tiên Hawk-Eye được sử dụng để hỗ trợ trọng tài trong thi đấu quần vợt và bóng chày. Phiên bản Bóng đá cũng được chú ý và hoạt động rất tốt trong môi trường thử nghiệm. Hệ thống Hawk-Eye sử dụng ba camera tập trung vào từng đường mục tiêu và mỗi camera quay ở tốc độ 600 khung hình một giây. Hawk-Eye có thể đưa ra quyết định dứt khoát về việc bóng đã vượt qua vạch vôi hay chưa và chuyển tiếp thông tin này dưới dạng một tiếng bíp cho trọng tài trung tâm trong vòng nửa giây (hình 1a và 1b). Hệ thống Mắt diều hâu hoạt động dựa trên công nghệ 3D sử dụng những dữ liệu về hình ảnh và thời gian do một số máy quay video tốc độ cao đặt tại các địa điểm và góc nhìn khác nhau xung quanh khu vực sân chơi cung cấp. Trong quần vợt, sử dụng 10 camera xử lý các dữ liệu do các camera tốc độ cao và bộ theo dõi bóng cung cấp. Ngoài ra, còn có một bộ lưu trữ dữ liệu có chứa một mô hình định nghĩa trước sân bóng và cả dữ liệu về luật chơi. Khi người chơi cảm thấy quyết định của trọng tài chưa chính xác thì có thể khiếu nại, ngay lập tức hệ thống Hawk-Eye sẽ phát lại hình ảnh trái bóng so với đường biên khiến người chơi phải tâm phục khẩu phục.
Mỗi khung hình gửi từ từng camera, phần mềm hệ thống định dạng như một tập hợp các điểm ảnh tương ứng với hình ảnh của quả bóng. Tiếp đó, hệ thống tính toán cho mỗi khung ảnh vị trí 3D của bóng bằng cách so sánh vị trí đó với hình do hai camera riêng biệt tại cùng khoảng cách và thời gian. Hình ảnh cuối cùng xây dựng nên đường đi của bóng, đồng thời dự đoán đường bay của quả bóng và nơi tiếp xúc với mặt sân dựa trên các tính năng đã được lập trình sẵn trong phần mềm. Hệ thống cũng có thể dựa trên những tương tác này để xác định những hành vi phạm luật. Hệ thống tạo ra hình ảnh đồ họa của đường bóng và khu vực sân chơi, thông tin có thể được cung cấp cho các trọng tài, người xem truyền hình hoặc huấn luyện viên.

Quả bóng thông minh (Smart ball)
Hệ thống quả bóng thông minh Smart ball gắn quả bóng với một bộ cảm biến (chip NFC) hình 2, do hai công ty Cairos Technologies và Adidas của Đức cùng phát triển. Công nghệ sử dụng một mạng lưới các máy thu xung quanh sân được thiết kế để theo dõi vị trí chính xác của quả bóng trong thời gian thực, bao gồm cả thời điểm bóng đã vượt qua vạch vôi với độ chính xác rất cao và sẽ thông báo cho các trọng tài trận đấu biết chính xác thời điểm bóng đã vượt qua vạch vôi. Thông tin này sẽ có trên thiết bị đồng hồ thông minh được trọng tài đeo. Tất cả các quả bóng thi đấu chính thức được sử dụng trên các giải đấu Châu Âu, và các giải đấu Châu Mỹ và hầu hết các giải đấu châu Phi đều sử dụng quả bóng thông minh.
Các quả bóng cũng có thẻ RFID giống như các cầu thủ. Khu vực cuối sân có thiết bị tạo ra từ trường trong và xung quanh quả bóng mỗi khi bóng đến gần khung thành. Kết quả này có được nhờ cảm ứng từ, bản thân quả bóng cũng tạo ra từ trường nhờ một mạch điện tử được tích hợp vào quả bóng. Tương tác giữa từ trường chính xung quanh khung thành và trường cảm ứng xung quanh quả bóng được thu nhận để phân tích đường bay của trái bóng.                                                             

Công nghệ Đường gôn Goal-Line (GLT) Với Công nghệ đường gôn Goal-Line (GLT) hình 3, 14 camera chụp tới 500 khung hình một giây và gửi hình ảnh đến hệ thống xử lý hình ảnh. Tọa độ 3D của quả bóng được theo dõi và khi toàn bộ quả bóng đi qua vạch vôi, camera sẽ chụp nó và gửi tín hiệu đến đồng hồ của trọng tài.Các nguyên tắc sau đây là bắt buộc để có một hệ thống đường gôn thành công: Công nghệ chỉ nên áp dụng cho các quyết định quan trọng khi bóng vào qua vạch gôn; Hệ thống phải chính xác 100%; Tín hiệu gửi đến trọng tài phải tức thời; Tín hiệu chỉ được truyền cho trong tài và các quan chức theo dõi trận đấu; Hệ thống sử dụng bóng thông minh.

Hệ thống “theo dõi bóng” dựa trên thuật toán hình ảnh kỹ thuật số đã bước vào thế giới bóng đá với tên gọi là Goal-Line Technology (GLT). Từ năm 2010 đến 2013, lần đầu tiên nó được thử nghiệm ở giải bóng đá vô địch Hà Lan và Anh, trước khi trở thành thiết yếu trong các kỳ World Cup 2014 và 2018. Hiện nay công nghệ này đang được sử dụng tại 123 sân vận động ở châu Âu, tại Allianz Arena (Bayern Munich), tại Old Trafford (Manchester United ), qua Camp Nou (Barcelona) và Stade Velodrome (Olympique de Marseille)…
Sử dụng cơ chế tương tự (camera, tam giác định vị, thuật toán) như hệ thống được sử dụng trên sân quần vợt, Công nghệ đường gôn của Hawk-Eye xác định vị trí của bóng liên quan đến đường biên, sau đó thông báo ngay cho trọng tài (bằng một cảnh báo đặc biệt trên một chiếc đồng hồ được kết nối) khi nó tính toán rằng quả bóng đã vào gôn. Hệ thống cũng cho phép trọng tài, trong trường hợp nghi ngờ, hình dung quỹ đạo của quả bóng từ trên xuống dưới ở dạng 3D.
Tuy nhiên trong khi FIFA đã chọn hệ thống Hawk-Eye là nhà cung cấp chính của GLT hiện đang được sử dụng, thì công ty của Anh không đơn độc trong việc cung cấp một hệ thống như vậy. FIFA cũng đã thử nghiệm một giải pháp tương tự trong một thời gian, do công ty View GmbH của Đức phát triển. Được gọi là “Giám sát mục tiêu”, hệ thống cũng hoạt động với khoảng mười lăm camera thông minh và tốc độ cao đặt xung quanh gôn và ở trên cao để phát hiện bóng và đánh giá hình ảnh bằng các thuật toán xác định kết quả nó có vào gôn hay không. Được thử nghiệm vào năm 2013, hệ thống đã được FIFA phê duyệt và do FIFA Confederations Cup và FIFA Club World Cup lựa chọn. Trước khi được thay thế bởi Hawk-Eye, hệ thống có thể lần đầu tiên sử dụng ở World Cup 2014, Brazil. Bàn thắng gây tranh cãi, do Pháp ghi vào lưới Honduras sau một pha tấn công của Karim Benzema, bóng đi trúng cột dọc trước khi bị thủ môn làm chệch khung thành trong gang tấc.
Lưu ý rằng tại thời điểm giữa năm 2008 và 2014, một giải pháp kỹ thuật khác từ GLT được sử dụng, trước khi được thay thế hoàn toàn bởi Hawk-Eye. Đây là một công nghệ dựa trên từ trường và quả bóng thông minh với vi mạch RFID. Cairos Technologies AG, một công ty của Đức, đã được FIFA kiểm tra và phê duyệt vào năm 2013, và quả bóng thông minh được thiết kế với sự hợp tác của Adidas.
Không giống như hai hệ thống trước, hệ thống Cairos không sử dụng camera mà sử dụng từ trường để xác định vị trí của quả bóng có một cảm biến RFID được cấy vào. Những sợi dây nhỏ dẫn điện được đặt bên dưới vòng cấm và phía sau đường biên, tạo thành một tấm lưới. Cảm biến cảm nhận từ trường và gửi dữ liệu đến máy tính để xác định xem bóng đã vượt qua vạch vôi hay chưa. Nếu bóng đã đi qua, máy tính sẽ gửi tín hiệu radio cho trọng tài trong vòng chưa đầy một giây.
Hệ thống VAR
Quá trình hình thành VAR
VAR là từ viết tắt của: Video Assistant Referee là công nghệ kỹ thuật số nhằm hỗ trợ trọng tài thi đấu bóng đá trong việc xác định rõ các pha phạm lỗi, việt vị, bàn thắng, … mà trong tài chính không thể theo dõi kịp hay ở những góc khuất không thể quan sát. Để đánh giá các tình huống việt vị, camera 16 mét (màu vàng trên hình 4) được sử dụng, và thường được trang bị thiết bị GLT, một hệ thống mô phỏng dưới dạng 3D và xác định vị trí của bóng và các cầu thủ liên quan đến vạch cầu môn . Các luồng video được đồng bộ hóa và gửi trực tiếp không có độ trễ đến phòng VAR bằng cáp quang.
VAR là sự chuyển tiếp hợp lý của một giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số của bóng đá, bắt đầu vào năm 2010 với việc đưa vào các sân vận động công nghệ đường gôn (GLT – Goal Line Technology). Được sử dụng để kiểm tra xem bóng đã hoàn toàn đi qua vạch vôi khung thành hay chưa, hệ thống này được phát triển theo sáng kiến ​​của Hiệp hội Bóng đá Hoàng gia Hà Lan (KNVB) và dự án Refereeing 2.0, nhằm hỗ trợ trọng tài thông qua các công nghệ số.
Hệ thống đã được thử nghiệm qua mùa giải 2012–13 của giải bóng đá vô địch quốc gia Hà Lan. Vào năm 2014, KNVB đã gửi kiến nghị tới Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB) nhằm sửa đổi luật bóng đá để cho phép VAR được sử dụng rộng rãi hơn. IFAB đã chấp thuận các buổi thử nghiệm và lên kế hoạch thông qua trong buổi đại hội thường niên năm 2016. Với trợ giúp của công nghệ IOT như truyền thông 4G và Wi-Fi đang được sử dụng rộng rãi sẽ giúp các trọng tài tránh mắc phải các sai lầm, như tình huống bóng chạm tay của Thierry Henry đã khiến Ireland không thể vượt qua vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khi mà các trọng tài trên sân đã không ở vị trí thuận lợi để quan sát được lỗi này. Chủ tịch FIFA khi đó là Sepp Blatter, người từng kịch liệt phản đối việc sử dụng công nghệ mới trong bóng đá, đã bị buộc phải từ chức do bê bối tham nhũng vào năm 2015, và đề xuất về sử dụng VAR đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt dưới thời người kế nhiệm Gianni Infantino.
Một buổi thử nghiệm trực tiếp hệ thống VAR đã bắt đầu vào tháng 8 năm 2016. Trọng tài Ismail Elfath đã xem xét hai tình huống lỗi trong trận, sau khi được tư vấn từ trợ lý trọng tài video Allen Chapman, đã quyết định rút một thẻ đỏ và một thẻ vàng với mỗi tình huống. Quy trình xem xét video được giới thiệu một tháng sau đó trong một trận đấu giao hữu quốc tế giữa Pháp và Ý. Một màn hình ngoài sân đã được đưa vào sử dụng tại giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2016, cho phép các trọng tài xem lại tình huống ngay trên sân.
Giải A-League tại Úc trở thành giải thi đấu giữa câu lạc bộ chuyên nghiệp cấp cao nhất đầu tiên sử dụng hệ thống VAR vào ngày 7 tháng 4 năm 2017, trong trận đấu giữa Melbourne City và Adelaide United, mặc dù VAR đã không được sử dụng tới trong trận đấu này. Lần đầu tiên VAR can thiệp vào một trận đấu bóng đá giải chuyên nghiệp là vào ngày 8 tháng 4 khi đội chủ nhà Wellington Phoenix tiếp đón Sydney FC. VAR đã xác định một tình huống bóng chạm tay phạm luật trong vòng cấm địa và trọng tài đã trao cho Sydney FC một quả phạt đền. Trận đấu kết thúc với tỷ số hòa 1–1.  VAR được sử dụng ở cấp độ quốc tế tại Cúp Liên đoàn các châu lục 2017 vào tháng 6; tại giải này, VAR đã nhận được đánh giá tích cực.
Hệ thống VAR được giới thiệu với bóng đá chuyên nghiệp châu Âu tại Bundesliga và Serie A vào đầu mùa giải 2017–18 và tại La Ligue 1 vào đầu mùa giải 2018–19. Hệ thống này cũng được sử dụng tại giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2017 vào tháng 10. Vào ngày 8 tháng 1 năm 2018, VAR được thử nghiệm lần đầu tiên ở Anh trong trận đấu giữa Brighton  Hove Albion và Crystal Palace tại Cúp FA 2017–18; ngày hôm sau nó cũng đã được thử nghiệm lần đầu ở Pháp trong trận derby Côte d’Azur tại Cúp Liên đoàn bóng đá Pháp 2017–18. Hệ thống VAR được cho là đã hoàn thiện và hoạt động tốt.
Ý đã mở trung tâm đào tạo VAR đầu tiên trên thế giới tại Coverciano vào tháng 1 năm 2018.
Vào ngày 3 tháng 3 năm 2018, IFAB đã viết VAR vào Luật bóng đá trong thời gian vĩnh viễn.  Việc sử dụng VAR vẫn chỉ mang tính tùy chọn tại các giải đấu, và hai giải đấu là Ngoại hạng Anh và UEFA Champions League không được cho là sẽ áp dụng VAR trong mùa giải 2018–19. Tuy nhiên, chủ tịch của giải Ngoại hạng Anh là Richard Scudamore đã nói việc đưa VAR vào giải này là “không thể tránh khỏi”. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2018, UEFA công bố kể từ mùa giải UEFA Champions League 2019-20, VAR sẽ được sử dụng tại giải đấu này. Mặc dù VAR đã không được đưa vào hoạt động ở vòng đấu bảng của mùa giải 2018–19, UEFA công bố vào ngày 3 tháng 12 năm 2018 rằng VAR sẽ được sử dụng ở vòng đấu loại trực tiếp khởi tranh vào tháng 2 năm 2019. Vào ngày 15 tháng 11 năm 2018, các đội bóng Ngoại hạng Anh đã bỏ phiếu đồng thuận đưa Trợ giúp trọng tài video VAR vào giải Ngoại hạng Anh từ mùa giải 2019-20 sau khi được IFAB và FIFA chấp thuận.
VAR có mặt trong Euro 2021, bắt đầu vào ngày 11 tháng 6. Trong số các nhà cung cấp chính thức của công nghệ này có ChyronHego của Thụy Điển và Hawk-Eye của Anh, hai công ty chuyên về đổi mới công nghệ thể thao, nơi khởi nguồn của các giải pháp FLIGHT và GLT được FIFA sử dụng. Các công ty này quản lý các camera, cũng như phần mềm VAR và sử dụng các nhà điều hành video.
Bố trí các camera VAR trên sân
Về phần cứng Hệ thống video hỗ trợ trọng tài VAR dựa trên các camera (từ 12 đến 33 chiếc) được phân bổ khắp sân vận động và hướng về phía sân đấu. Hình 4 là sơ đồ bố trí hệ thống các camera. Một số camera góc rộng hoặc góc hẹp cho phép chuyển động siêu chậm (màu nâu – Ultra Slow Motion), chuyển động cực chậm (màu xanh – Super Slow Motion), số khác thu phóng độ nét cực cao (màu tím – Ultra High Difinition-UHD). Hình màu vàng là camera phát hiện việt vị (Offside camera). Hình 5 là hình ảnh phòng VAR tại World Cup Sochi 2018 hình 6 một camera trên khán đài còn hình 7 là hình ảnh kết nối camera dành cho trọng tài chính trên sân.

Phòng VAR
Phòng VAR tập trung các đường truyền bằng cáp quang, kết nối với các camera trên sân và các hệ thống radio kết nối với trọng tài chính và giám sát trận đấu.
Thực chất VAR là một tổ trọng tài gồm bốn người, có nhiệm vụ hỗ trợ trọng tài chính trên sân bằng video. Tất cả các thành viên trong tổ này đều là trọng tài cấp FIFA.  Tổ VAR gồm 4 trọng tài, mà không phải hệ thống video cũng như không phải điều khiển máy quay hay video, nhiệm vụ của họ là đánh giá tình huống thông qua video. Sẽ có 4 nhân viên kĩ thuật điều khiển các đoạn quay lại (replay). 2 người sẽ chọn sẵn các góc máy camera, trong khi 2 người còn lại cung cấp các góc máy được yêu cầu bởi tổ trưởng VAR và trợ lý AVAR2. Nhiệm vụ của từng thành viên tổ VAR là:

Tổ trưởng VAR theo dõi góc máy chính ở màn hình phía trên và kiểm tra, đánh giá lại tình huống thông qua màn hình được chia 4 góc máy ở phía dưới. Tổ trưởng làm nhiệm vụ điều hành tổ VAR và liên lạc với trọng tài chính trên sân băng radio.
AVAR1 là trợ lý tập trung vào camera chính, và đảm bảo cho tổ trưởng vẫn nắm bắt được tình hình trên sân trong khi đang đánh giá lại một tình huống.
AVAR2 là trợ lý theo dõi các đường việt vị, dự đoán và kiểm tra các tình huống có khả năng việt vị giúp tổ trưởng nhanh chóng kiểm tra và đánh giá tình huống hơn.
AVAR3 là trợ lý tập trung vào các thông tin trên màn hình, hỗ trợ đánh giá tình huống, và đảm bảo sự trao đổi và liên lạc thông suốt giữa VAR và AVAR2.

Tích hợp các công nghệ số mới
Trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2016, GLT đã khai sinh ra một công nghệ khác, trợ giúp xác định xem đã có lỗi việt vị hay chưa, đó là hệ thống “đường việt vị ảo” (VOL – Virtual Offside Line). Được cung cấp bởi Hawk-Eye (“Đường việt vị ảo 3D”), nhưng cũng bởi ChyronHego của Thụy Điển (“Bóng đá ảo”), công nghệ này tái tạo các đường việt vị hầu như bằng máy tính và hình ảnh thực của trận đấu. Các mô phỏng 3D một lần nữa được thu lại nhờ nhiều góc camera và được đồng bộ hóa  với tốc độ cao và các thuật toán (hình 8 và 9). FIFA cho biết nhờ hiệu chỉnh sử dụng nhiều góc camera và đồng bộ hóa, các đường việt vị ảo là chính xác nhất có thể. Góc nhìn, độ méo ống kính và độ cong trường được tính đến khi tính toán vị trí chính xác của các đường việt vị.
Nhưng cần thận trọng vì vạch việt vị là công cụ giúp VAR được xem xét nhiều tình huống nhất có thể. Nhưng một số tình huống vẫn sẽ phải giải thích từ trọng tài.  Bởi vì cũng giống như GLT, nó chưa phải là công nghệ hoàn hảo 100%. Ở đó, các tình huống việt vị có thể thoát khỏi hệ thống khi chúng trượt giữa hai hình ảnh. Theo FIFA, tổ chức đã kiểm tra kỹ lưỡng từ năm 2016 đến năm 2019 trước khi nó được IFAB đưa vào các quy tắc của bóng đá, các lỗi phán đoán trong việc sử dụng các đường này thường liên quan đến địa hình, đặc biệt là độ cong của mặt sân, đến sự biến dạng hình ảnh do góc camera gây ra, đến việc che mặt các cầu thủ, hoặc thậm chí khó xác định vị trí một phần của cơ thể, do đó hai hình ảnh truyền hình khác nhau trong cùng một tình huống có thể dẫn đến cách giải thích khác nhau và dẫn đến các lỗi không thể phát hiện, vì thế FIFA yêu cầu các nhà điều hành video của Phòng VAR kiểm tra các đường việt vị ảo trước mỗi lần sử dụng trong một trận đấu.

VAR chỉ có thể được sử dụng trong 4 trường hợp cụ thể:

Sau khi ghi bàn. VAR hỗ trợ trọng tài chính xác định xem liệu bàn thắng có hợp lệ, có lỗi (việt vị, chèn người trái phép, chạm tay trong vùng cấm) ảnh hưởng đến bàn thắng đã ghi hay không.
Đối với phạt đền. VAR phải hỗ trợ trọng tài chính trong quyết định có thổi còi phạt đền hay không và đảm bảo chắc chắn rằng quyết định hoàn toàn chính xác.
Đối với một thẻ đỏ. VAR phải đảm bảo rằng trọng tài chính đưa ra quyết định hoàn toàn chính xác.
Đối với lỗi nhận dạng nhầm cầu thủ. VAR phải đảm bảo rằng trọng tài chính rút thẻ vàng hoặc thẻ đỏ đúng đối với cầu thủ phạm lỗi.

Khi phát hiện tình huống bất thường trên sân bóng tổ VAR sẽ kiểm tra các lỗi rõ ràng liên quan đến 4 tình huống kể trên. Tổ VAR chỉ liên lạc với trọng tài chính trong các tình huống lỗi rõ ràng hoặc những tình huống nghiêm trọng bị bỏ qua.
Trọng tài chính khi đó có hai sự lựa chọn:

Chấp nhận ý kiến của tổ trưởng VAR và đưa ra các biện pháp thích hợp;
Khi còn nghi ngờ thì trọng tài chính ra dấu hiệu tạm dừng trận đấu bằng dấu tay vẽ hình chữ nhật lên không gian. Sau khi xem xét kỹ màn hình ghi lại tính huống thì trọng tài chính ra quyết định cuối cùng. Vì VAR là 1 tổ trọng tài trợ giúp nên chỉ khi nhận định của tổ VAR khác với trọng tài chính thì họ mới ra tín hiệu. Trong 4 loại tình huống ở trên, nếu nhận định của tổ VAR khớp với trọng tài chính, thì họ không ra tín hiệu, nghĩa là nhận định của 2 tổ đều nhất trí và được coi là chính xác. Nếu không phải 4 loại tình huống trên, VAR không tư vấn hay ra tín hiệu. Sẽ có một nhân viên FIFA theo dõi các góc máy, nghe trao đổi giữa trọng tài chính và tổ VAR để đưa lên phần hình ảnh mà tổ VAR đang đề cập. Hệ thống đồ họa này dành riêng cho truyền hình. Nhân viên này cũng sẽ cung cấp thông tin cho bên truyền hình, bình luận viên, các bên truyền thông về lý do đánh giá tình huống và kết quả đánh giá thông qua máy tính bảng.

Những cải tiến tiếp tục cho VAR
Bước tiếp theo là phát triển VAR tự động, hoặc gần như tự động sử dụng trí tuệ nhân tạo AI. FIFA đã thử nghiệm công nghệ theo dõi cầu thủ từ năm 2019. Chúng được phát hiện tự động, sau đó được mô hình hóa theo thời gian thực dưới dạng “bộ xương” trên hình ảnh của trận đấu, kết hợp với các đường ném bóng ảo do VOL tái tạo (hình 10) vì thế kể từ World Cup ở Qatar 2022, một hệ thống như vậy sẽ giúp xác định việt vị gần như ngay lập tức và thực hiện các cuộc gọi việt vị “bán tự động”. Trọng tài sẽ được cảnh báo trong vòng vài giây, và do đó có thể đưa ra quyết định nhanh hơn nhiều. Những người hỗ trợ sẽ không còn phải đợi để kéo cờ của họ và những người ủng hộ có thể ăn mừng bàn thắng mà không sợ bị phát hiện việt vị.

Mặc dù Hawk-Eye rõ ràng đã phát triển phần mềm của riêng mình, nhưng chủ yếu ChyronHego đang làm việc trên “VAR 2.0” này cho FIFA. Công ty Thụy Điển đã cung cấp công nghệ GLT từ năm 2017; một hệ thống theo dõi quang học cho các đối tượng chuyển động, TRACAB, theo dõi quả bóng và các cầu thủ trên sân. Nhưng nó vẫn hoàn hảo. Việc hiệu chỉnh các camera xung quanh sân thường bị xáo trộn bởi các hàng rào được bố trí giữa các camera và sân nói chung, vẫn có khả năng thời điểm bóng nằm giữa hai hình ảnh và thoát ra khỏi hệ thống.
Để cải thiện độ chính xác của nó, ChyronHego cố gắng sử dụng nhiều góc máy hơn, nhưng cũng để giảm khoảng cách giữa các hình ảnh. Trong khi cải thiện khả năng nhận dạng và theo dõi người chơi thông qua hệ thống xử lý hình ảnh nâng cao AI thời gian thực. Hệ thống này sẽ sử dụng các thuật toán và dữ liệu cụ thể kết quả từ hàng chục nghìn trận đấu, để hiểu rõ hơn về động lực của những gì xảy ra trên sân bóng. Cũng có thể sử dụng mạng nơ-ron phức tạp để xác định tốt hơn và theo dõi chặt chẽ hơn các bộ phận khác nhau của cơ thể cầu thủ. Phần mềm được đề cập, Tracab OCT (Công nghệ gọi việt vị), cuối cùng sẽ có thể xác định cầu thủ có đang ở vị trí bất thường hay không, theo một cách gần như “dễ hiểu, nhờ các thuật toán mới sẽ xác định các bộ phận quan trọng của cơ thể như đầu, vai, hông, đầu gối, đến ngón chân và gót chân, ChyronHego đảm bảo sử dụng một công cụ Bóng đá ảo, tái tạo lại một đường việt vị ảo theo các vị trí được phát hiện bởi chương trình. Ngoài ra, trên khắp thế giới, các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu VAR kết hợp VOL và GLT, sẽ sử dụng nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), cảm biến và các đối tượng được kết nối (nhãn trên quả bóng, áo thi đấu hoặc vòng đeo tay được kết nối) để theo dõi trái bóng và các cầu thủ. Hệ thống giám sát và theo dõi điện tử Hawk-Eye và ChyronHego (EPTS), cho phép giám sát vị trí của cầu thủ và quả bóng, cũng được giới thiệu là có thể kết hợp với các thiết bị vi điện  tử như gia tốc kế, con quay hồi chuyển và máy đo nhịp tim, cũng như các thiết bị khác để đo các thông số sinh lý, cũng như lực tác dụng lên quả bóng và các va chạm giữa các cầu thủ.

Một phần mềm khác, “xGoals” hình 11, hiện đang được phát triển tại Sportec Solutions, cho Hiệp hội bóng đá Đức (DFL). Mục đích của nó là xác định xác suất mà một cầu thủ sẽ ghi được bàn thắng trong một tình huống nhất định, sử dụng các thuật toán và dữ liệu về vị trí và tốc độ. Bằng cách cho phép trọng tài biết nhanh hơn nếu có “phạm lỗi cản trở / hoặc ngăn chặn một cuộc tấn công đầy hứa hẹn”, cũng như “cơ hội ghi bàn rõ ràng”, công nghệ này có thể cho phép anh ta quyết định nhanh hơn xem có cầu thủ sẽ bị đuổi khỏi sân vì một thẻ đỏ. Do đó cải thiện đáng kể độ tin cậy của VAR. Nhưng một lần nữa, DFL cảnh báo rằng trọng tài sẽ vẫn nắm quyền kiểm soát và là người duy nhất đưa ra quyết định.
Cuối cùng, cần lưu ý rằng FIFA cũng đang làm việc với Hawk-Eye về một hệ thống VAR giá cả phải chăng hơn và đơn giản hóa cho mọi cấp độ kể cả bóng đá nghiệp dư, được gọi là “VAR light”. Thật vậy, VAR ở trạng thái hiện tại rất tốn kém và phức tạp để thiết lập, và vẫn là đặc quyền của các đội và giải đấu lớn.
Theo thống kê, mỗi trận đấu, chi phí cho VAR rơi vào khoảng 700.000 USD (tương đương 16,1 tỷ đồng).
Tác động của VAR với bóng đá
Cho dù việc sử dụng VAR còn nhiều tranh cãi, nhưng tác dụng tích cực của VAR vẫn được khẳng định. Trong các vòng bảng của World Cup 2018, tỷ lệ quyết định thành công qua VAR là 99,3%. IFAB cho biết: VAR không thể chính xác 100% do nhận thức của con người và sự chủ quan trong quá trình ra quyết định. Ngoài ra, những lần xem lại VAR mất một nửa thời gian (27-35 giây) so với những lần chỉ thực hiện trên sân (68 giây).
VAR để mắt đến mọi hành vi của các cầu thủ, moi hành vi đánh nguội của cầu thủ đều bị phát hiện và xử lý. Kết quả các trận đáu có ứng dụng VAR trở nên ngày càng chính xác. Tuy nhiên một số người bảo thủ lại cho rằng trận đấu có VAR sẽ giảm hấp dẫn hơn.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ chắc chắn VAR sẽ ngày một hoàn thiện làm cho các trận thi đấu thể thao càng hấp dẫn và minh bạch hơn.

Lê Văn Doanh -Đỗ Đức Anh

© Copyright 2023 | Nhà cái tặng tiền . All Rights Reserved | Email:[email protected]